Tôn giáo nguyên thủy của người Chăm (Chăm giáo), Agama Cham Tôn giáo của người Chăm

Agama Cham (Tôn giáo Chăm hay Chăm giáo):

- Giáo chủ: Pô Rômê được xem là người khởi xướng.

- Giáo luật và sinh hoạt tôn giáo:

Cộng đồng Chăm Ahiêr/Chăm Bàlamôn (Chăm có ảnh hưởng Bà la môn), Chăm Awal/Chăm Bàni (Chăm có ảnh hưởng Hồi giáo không chính thống của Champa xưa) thờ phụng Thánh và thần Yāng chung:

  • Thánh và Thần mới (Po Birauw): Po Kuk Ulahuk, Po Awluah (Allah) và Mohamat, Ali, Fatimah, Ibrahim, Po Tang Ahaok, Po Itha (Chúa Giesu),…
  • Thánh và Thần cũ (Po Yang Klak): Po lingik– Po tanâh riya, thần Siva, Thần Núi (Po Yang Cek), Thần Biển (Po Yang Tathik), Thần Sóng (Po Riyak), Thần Ruộng (Po Bhum), Thần Lúa (Po Yang Sri), ... và tục thờ tổ tiên (Muk Kei).
  • Tư duy phong Thần: thể hiện bản sắc rất kính trọng và rất hòa bình đối với người Chăm: Người Chăm rất tôn trọng và kính nể các vị Thần Thánh trong vũ trụ. Những người tài giỏi giúp ích cho Nhân loại thì tôn vinh và phong Thần và thờ phụng, như Po Inâ Nâgar, Po Klaong Garai, Po Rome...

- Nền tảng “triết học”:

Tư duy nhị nguyên đối lập, Quy luật lưỡng hợp Chăm (Likei – Kumei (nam - nữ), Tanaow - Binai (đực - cái)).

- Giáo lí (Tiếng Chăm: Agal):

  • Nhóm Cái (Âm): Chăm Awal (Chăm Bàni) dùng Kinh Kor'ân (sáng thế từ Kinh Koran của Hồi giáo không chính thống của Champa xưa và Chăm hóa) và sáng lập ra giới luật Awal (tiếng chăm Adat Awal) để thực hiện nghi lễ phù hợp với tín ngưỡng người Chăm.
  • Nhóm Đực (Dương): Chăm Aheir (Chăm Bàlamôn) dùng Kinh Bà lamôn chăm: Agal Chăm (sáng thế từ Kinh Mantra: thánh ca, cầu nguyện thần linh dưới dạng thi ca - Brahmana: Phạn chí hay kinh Bà-la-môn, là các bài kinh cầu nguyện giải thích các nghi thức tế tự chuyên dùng cho các tu sĩ cao cấp - Aranyaka: Kinh Rừng, dùng cho nhà tu khổ hạnh - Upanishads: Áo nghĩa thư, kinh bình chú có tính triết học - có nguồn gốc từ Ấn độ và Chăm hóa và dịch sang tiếng Chăm) và sáng lập ra giới luật Aheir (tiếng chăm Adat Aheir) để thực hiện nghi lễ phù hợp với tín ngưỡng người Chăm.

* Nhóm Awal và Aheir Có chung môn phái tín ngưỡng dân gian: Môn phái Kadhar và môn phái RiJa. Có luật và thực hiện nghi lễ như nhau.

Tổ chức Chăm giáo (Agama Cham): Chia hai tầng: Chức sắc và Quần chúng nhân dân hay tín đồ

- Tổ chức chức sắc (Halauw Janâng):

+ Môn phái tín ngưỡng mang tính chất tôn giáo:

  • chức sắc Thầy sư (po Acar)
  • Chức sắc Thầy tế/Tăng lữ (Po Basaih)

+ Môn phái tín ngưỡng dân gian:

  • Môn phái Rija: Chức sắc: Ong Mâduen, Ong ka - ing, Muk Rija, Muk Pajuw…
  • Môn Phái Kadhar: Chức sắc: Ong Kadhar,...
  • Một chức sắc rất đặc biệt là Nữ: Muk Buh phục vụ chung cho các Môn phái: Môn phái tín ngưỡng mang tính chất tôn giáo và Môn phái tín ngưỡng dân gian.

- Quần chúng nhân dân/Tín đồ: Chia thành hai nhóm:

+ Cộng đồng người theo Giới luật Aheir (Adat Aheir): Thờ bò - Chết Hỏa táng - theo dòng họ mẹ vào Kut (Nghĩa địa chăm) do Chức sắc Po Basaih làm nghi lễ: gọi là Chăm Aheir/Bà chăm/Chăm Bàlamôn.

+ Cộng đồng người theo Giới luật Awal (Adat Awal): Kiên Heo - Chết Thổ táng - theo dòng họ mẹ vào Ghur (Nghĩa địa chăm) do Chức sắc Po Acar làm nghi lễ: gọi là Chăm Awal/Bà Ni.

Quan hệ giữa Awal (Chăm Bà Ni) và Aheir (chăm Bàlamôn):

Người Chăm có ảnh hưởng của tôn giáo Bà la môn được gọi là Ahier (Bà Chăm) thuộc dương/Nhóm đực, người Chăm có ảnh hưởng Hồi giáo không chính thống xưa được gọi là Awal (Bà ni) thuộc âm/nhóm Cái. Theo quan niệm này thì hai cộng đồng tôn giáo "tuy hai mà một", sống gắn bó và kết hợp với nhau như nam và nữ, chồng và vợ. Hình thành một tôn giáo mới đặc trưng riêng biệt cho Người Chăm đó là Tôn Giáo Cham (Tiếng Chăm là Agama Cham) và đại đa số Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận theo tôn giáo này.

Cộng đồng Chăm Bà la môn và Chăm Bà Ni có chung một tôn giáo là Cham giáo (Agama Cham) nhưng khác giáo lí và thờ phụng Thánh và thần Yāng chung:

  • Thánh và Thần mới (Po Birauw): Po Kuk Ulahuk, Po Awluah (Allah) và Mohamat, Ali, Fatimah, Ibrahim, Po Tang Ahaok, Po Itha (Chúa Giesu),…
  • Thánh và Thần cũ (Po Yang Klak): Po lingik– Po tanâh riya, thần Siva, Thần Núi (Po Yang Cek), Thần Biển (Po Yang Tathik), Thần Sóng (Po Riyak), Thần Ruộng (Po Bhum), Thần Lúa (Po Yang Sri), ... và tục thờ tổ tiên (Muk Kei).
  • Thờ phụng các vị công thần như Po Inâ Nâgar, Po Klaong Garai, Po Rome...

Nền tảng “triết học” hai cộng đồng là như nhau: Tư duy nhị nguyên đối lập, Quy luật lưỡng hợp Chăm (Likei – Kumei (nam - nữ), Tanaow - Binai (đực - cái)).

Cả hai cộng đồng Chăm Bà ni và Bà Chăm đều cầu nguyện ở Tháp và Chùa (thánh đường) do chức sắc Thầy tế (Po Basaih) và Thầy sư (po Acar) làm chủ trì nghi lễ.

Năm lễ lớn (công lễ) là những lễ được tổ chức chung trong cộng đồng người Chăm không phân biệt Phái Aheir hay Awal gồm: Palao Kasah, Yuer Yang, Katê, Cakap Halau Kraong và Cambur. Lễ Palao Kasah, Cakap Halau Kraong thầy sư po Acar làm chủ nghi lễ,.... còn lễ Katê, Cambur,... do thầy tế/Tăng lữ po Basaih làm chủ nghi lễ. Lễ Yuer Yang do Ong kadhar làm chủ nghi lễ. Ngoài ra còn rất nhiều lễ riêng cho hai cộng đồng hoặc thầy sư po Acar hoặc thầy tế/Tăng lữ po Basaih làm chủ nghi lễ. Thầy sư po Acar làm chủ nghi lễ nhiều hơn cho hai cộng đồng Chăm Aheir và Chăm Awal.

Lưu ý: 1. Trong quản lý hành chính, Chứng minh nhân dân của người Chăm không ghi tôn giáo của họ là Chăm giáo mà ghi theo hệ phái Tín ngưỡng là Tôn giáo: Bà La Môn (dùng để cho biết cộng động Chăm Aheir (Chăm ảnh hưởng Bàlamôn) và Tôn giáo: Bà Ni (dùng để cho biết cộng động Chăm Awal (Chăm ảnh hưởng Hồi giáo không chính thống ngày xưa của Champa). Nếu ghi đúng là Tôn giáo: Chăm giáo.

2. Thời nhà Nguyễn, khi tiếp quản đồng bào Chăm; Nhà Nguyễn biết rõ họ có cùng một tôn giáo nhưng khác giới luật (Adat Awal và Adat Aheir) nên Nhóm Cái/Awal gọi là Ni Tục, nhóm Đực/Aheir gọi là Chăm Tục. Sang thời Pháp thuộc: sự sai lầm đáng tiếc của Người Pháp, Chăm có Ni Tục ghi thành Tôn giáo là Bà Ni, Chăm có Chăm Tục ghi thành Tôn giáo là Bàllamôn trở thành thói quen đến ngày nay.